Áp chế Hoàn Ôn Tạ An

Giản Văn Đế mất, Hiếu Vũ Đế nối ngôi. Hoàn Ôn nghe tin mình không được nhận ngôi vua thì vô cùng tức giận, đưa quân vào kinh hô to khẩu hiệu: Tru Vương Tạ, di Tấn đình, có ý giết Tạ An và Vương Thản Chi. Trữ thái hậu sai hai ông đến Tân Đình đón Hoàn Ôn. Vương Thản Chi lo sợ, đến hỏi kế Tạ An. Tạ An không đổi sắc mặt mà đáp: Nhà Tấn còn hay mất là ở chuyến đi này[14] rồi đến gặp Hoàn Ôn. Thấy ông đến, Hoàn Ôn cho trưng nhiều binh ra dọa làm cho Vương Thản Chi sợ đến biến sắc. Tạ An vẫn bình tĩnh nói với Ôn:

An này nghe rằng chư hầu có lễ chế, đóng ở bốn phương, minh công hà cớ gì mà đứng sau làm kẻ ác.[15]

Hoàn Ôn cười, bảo rằng mình vô tri nên không biết, rồi triệt binh, đàm luận chuyện vui với Tạ An luôn một ngày[16]. Việc đe dọa kinh sư của Hoàn Ôn chấm dứt. Sang năm 373, Hoàn Ôn chết[17], mối đe dọa Hoàn Ôn cướp ngôi kẻ như tiêu tan. Trước lúc chầu trời, Hoàn Ôn thượng thư lên Tấn triều cầu gia phong cửu tích. Tạ An chần chừ kéo dài thời gian. Không lâu sau Hoàn Ôn chết, không được cửu tích[18]. Triều đình từ đó do Tạ An và Vương Thản Chi phò tá.

Sau cái chết của Hoàn Ôn, Tạ An tìm cách lấy lòng nhưng thực chất là chia rẽ nội bộ họ Hoàn, phong cho em Hoàn Ôn là Hoàn Xung từ Dương châu[19] thứ sử là Kinh châu thứ sử, Kinh châu thứ sử Hoàn Hoát làm Chinh tây tướng quân, đốc quân sự năm châu Kinh, Dương, Ung, Giao, Quảng, chuyển đến Cô Thục; Cánh Lăng thái thú Hoàn Thạch Tú là Ninh Viễn tướng quân, đóng ở Tầm Dương..., bề ngoài ban chức trọng nhưng thực ra là cắt mất quyền lực của họ qua việc đưa người họ Hoàn ra khỏi ba châu quan trọng là Dương, Từ và Duyện.